Giới thiệu truyện
A Kiều
Năm thứ bảy khi thành thân với nam phụ si tình, nữ chính đã trở về.
Nàng và nam chính cãi , cửa nhà mà dầm mưa:
“Mạnh gia ca ca, còn nơi nào để .”
Người phu quân Mạnh Hạc Thư vốn tính tình ôn hòa trầm của nổi giận:
“Ta tìm tính sổ!”
Ngay cả đứa con trai bảy tuổi của là Mạnh Bách cũng vung nắm đấm:
“Tiên nữ tỷ tỷ đừng , lớn lên sẽ cưới tỷ.”
Khi họ đang thi dỗ dành nàng vui vẻ.
Ta vì mua cá tươi ở sông nên cơn mưa bất chợt làm kẹt thuyền đánh cá.
Người lái đò đang xả giọng rao về phía bờ:
“Còn ai Thanh Châu ?”
Ta cúi đầu trong giỏ, mới mua ba con cá đao, còn thừa một lượng bạc vụn.
Ta đưa một lượng bạc cho lái đò, hỏi:
“Một lượng bạc đủ để đến ?”
- Chương 6: Ngoại Truyện - A Hổ 16/08/2024
- Chương 5: Ngoại Truyện - Mạnh Hạc Thư: 07/08/2024
- Chương 4 07/08/2024
- Chương 3 07/08/2024
- Chương 2 07/08/2024
- Chương 1 07/08/2024
Má ơi cái kết xứng đáng vl
Đọc comment xong thấy hoài nghi nhân sinh, quay lại đọc truyện để xem mình có bỏ sót miếng nào không thì mới thấy mình đã bỏ xót quá nhiều, mình không nên khen nhân vật được phát triển tốt quá như thế :))))
“…Tại sao khồng đánh trả?”
“Ta sợ đánh đệ đệ nương không cần ta nữa”
“Ngươi đánh nó ta cũng sẽ không không quan tâm đến ngươi”…”Nhưng nếu ngươi đánh không lại nó, ta sẽ bỏ ngươi.”
Ủa cái gì vậy, chứ không phải nên túm cả hai đứa lại, đứa nào khiêu khích, đứa nào bắt đầu trước thì làm cho ra nhẽ, giảng giải rồi cần thiết thì cho nó một trận để nó biết nó sai ở đâu. Chứ lại xúi thằng lớn lần sau phải đi đánh thắng thằng bé, để bữa sau nó đánh thằng bé bầm dập cả ra, mà thằng bé thì sai cũng chả biết sai ở chỗ nào, chả ai bảo nó là làm thế không đúng, nó chỉ biết làm theo bản ngã xấu của nó mà không được ai nắn chỉnh.
“Nương, nương điên rồi sao? Con giỏi hơn hơn nó, con thông minh hơn nó, ngay cả phu tử cũng khen con…” (thằng bé đoạn này đáng đánh thật nha)
Bách Nhi, tình yêu không phải là như vậy.
Tình yêu không phải so sánh và cân nhắc…
Ủa sao không nói với thằng bé, và chỉ bảo cho nó mà không chỉ lần này mà còn bao nhiêu lần trước nữa. Nữ chính làm đóa liên hoa, không tranh sự đời thấy con sai giấu nỗi uất ức, thất vọng trong lòng rồi độc giả mặc định thằng này 7 tuổi (cho tính tuổi thêm cho người cổ đại trưởng thành sớm là 13, 14 tuổi đi) đã bất nhân bất nghĩa nên thôi bỏ xừ cho nó xong. Giờ 7 tuổi (hay 13, 14 tuổi) nó đã biết đi khen cô khác rồi, quà nó để dành tặng cô khác, nó biết so sánh rồi thì coi như bỏ. Lên mạng thấy người khác không dạy con, để con hư thì giãy lên, lật cả gia phả tổ tông nhà người ta ra chởi, nữ chính không dạy con, để mặc con thì nàng ấy đã quá thương, đã đủ thất vọng, đã nhiều lần bao dung, trước khi là mẹ thì nàng ấy cũng là người bình thường, tại thằng con nó quá mất dạy. Chả ai bảo nữ chính phải bao dung, mà xin nữ chính đừng bao dung, vị tha luôn đấy ạ. Thấy con sai rành rành, tư tưởng lệch lạc mà mình thì có cơ hội ở gần để sửa cho con nhưng “bao dung, vị tha” hết lần này đến lần khác, chả biết mở miệng nói ra để nó hiểu. Đứa con xấu xa 5 phần, sự “bao dung” im lặng này làm nó xấu xa thêm 5 phần nữa. Mà đứa bé nó đâu cần sự “bao dung, vị tha” kiểu này, nó cần được dạy dỗ và không chỉ là vài lần, mà sơ hở ra là phải dạy. Để có một người trưởng thành có đạo đức mà nhân cách tốt thì gia đình cũng phải đổ mồ hôi sôi nước mắt, theo sát mà dạy dỗ chỉ bảo đến 18-20 năm hay thậm chí còn hơn thế chứ ở đây được vài năm thì yêu cầu nó phải có nhân sinh quan kiện toàn để tự đi mà hiểu lỗi lầm của mình, biết hối hận và thương tiếc, phải hiểu được tình yêu là không phải so sánh với chả cân nhắc. Người lớn còn trầy trật đi qua bao bài học xương máu mới nhận ra chứ đòi một đứa 7 tuổi (hay 13-14 tuổi) phải tự hiểu :)))))
Thêm nữa từ bỏ không đáng sợ, nhưng sự làm ngó lơ còn đáng sợ hơn. Trong Harry Potter, cụ Dumbledore có bảo “Indifference and neglect often do much more damage than outright dislike” (Sự thờ ơ và bỏ mặc thường gây tổn thương nhiều hơn là sự căm ghét rõ ràng.) Thôi thà từ mặt nó còn chứ để nó ở trước mặt rồi coi nó như không khí. Trước kia thì thấy nó mắc lỗi nhưng vì sự thất vọng, tổn thương của bản thân mà không dạy dỗ, giờ ngoảnh mặt làm ngưng và tàn nhẫn hơn để nó thấy đứa trẻ khác được mẹ nó yêu thương. Đứa trẻ có lẽ bản ngã của nó xấu, và trong hoàn cảnh đấy nó càng phản ứng tiêu cực, đi theo bản ngã của nó là tranh giành, đòi lại. Nó sai ở việc coi mẹ yêu thương nó là hiển nhiên, nó tiếc những yêu thương, sự chiều chuộng nó đã mất. Chứ người lớn chúng ta đa phần không phải cũng như vậy à? Có phải ai cũng biết thương bố mẹ từ nhỏ, mãi sau này khi ra đời va vấp nhiều, rồi đến tận khi sinh con đẻ cái mới biết là những hi sinh đó không phải hiển nhiên, còn mất đi điều quý giá thì ai chẳng tiếc. Đứa bé nó cuống cuồng tìm cách lấy lòng mẹ và tình yêu thương của mẹ, chả ai bảo nó phải làm như thế nào, thằng cha thì thôi coi như bỏ, đến mẹ cũng ngó lơ mặc nó muốn làm gì thì làm, thà hỏi han quan tâm một em bé khác chứ chả hỏi gì đến nó mặc dù nó ở ngay trước mặt. Nó lớn lên không vặn vẹo tâm lý thôi coi như cũng là khá.
Cuối cùng bỏ qua một nhân vật đầy sơ hở, được xây dựng theo hình tượng nạn nhân và là đóa liên hoa trắng muốt không biết nói chuyện, thì cái lối viết dẫn dắt và tư tưởng nữ quyền độc hại mà cái motip kiểu này nó truyền bá nó mới đáng lên án. Các comment phía dưới đã nói rất rõ ràng, mình xin phép không nói lại. Đọc truyện vì vui vì giải trí nhưng cũng cần nhận rõ và không cổ xúy cho những tư tưởng lệch lạc ẩn mình dưới lớp vỏ được xây dựng khéo léo qua văn phong nhuốm màu bi thương, một bút lực đủ tốt để hợp lý hóa mọi thứ, để xây dựng một nhân vật nữ lôi khéo được nhiều sự đồng cảm chia sẻ của độc giả và để lấp liếm luôn cái sai của nhân vật đó.
Mình cực kỳ thích char dev của A Kiều, thích tính cách, con người của nàng. Nếu mình là đàn ông thì nhất định cũng sẽ yêu một người phụ nữ thiện lương, nhu mì, đảm đang như vậy, Mạnh Hạc Thư quá ngu ngốc, có phúc mà không biết hưởng, đến khi mất rồi mới hối hận thì cũng muộn. Bên cạnh A Kiều mình còn rất thích nhân vật A Hổ, A Kiều và A Hổ đều giống nhau, họ đều thiếu tình thương và đều phải chịu nhiều tổn thương, nên họ đã ở bên cạnh nhau và chữa lành cho nhau. Nhiều đoạn mình đọc mà khóc luôn vì thấy vừa thương lại vừa mừng cho hai nhân vật này ý.
Nói chung bộ này ngắn nhưng rất có chiều sâu, là một trong những bộ truyện Zhihu hiếm hoi mà mình thấy thật sự chất lượng. Có một đoạn trong truyện mà mình thấy rất tâm đắc:
“Tình yêu không phải so sánh và cân nhắc. Tình yêu là không thể so sánh và cân nhắc.”
Cảm ơn nhà dịch đã dịch một bộ truyện chất lượng như vậy.
Vừa trượt vào truyện “Lâm Miểu” thì lại va vào truyện này. Rất khen tác giả bút lực tốt, nữ chính vả mặt tra nam đáng đời cũng rất tốt và cũng khen nữ chính buông tay dứt khoát lại còn lương thiện, yêu thương những mảnh đời lưu lạc khác. Nhưnggggg tại sao sự dứt khoát của nữ chính cứ phải được làm nền, được tôn lên bằng tội lỗi của một đứa trẻ khác và sự hả hê khi nó bị trả thù, bị quay lưng. Đứa con quá đáng, mình không phủ nhận điều này. Nhưng để nữ chính đc dứt khoát, thì đứa bé bắt buộc phải hư, và khi nó cố gắng sửa sai bằng nỗ lực của một đứa bé 7 tuổi và thèm thuồng được yêu thương lại thì nó phải bị lơ đi, phải bị bắt nhìn thấy một đứa trẻ khác được yêu thương để chỉ cho nó rằng “thấy chưa, mày đã sai, mày đã từng được yêu thương như này nhưng mày lại không thèm để ý, giờ thì sửa sai cũng không được, dù muốn chuộc lỗi thì cũng không ai thèm, cả đời này mẹ mày cũng không bao giờ thèm quan tâm đến mày sống chết ra sao, ốm đau thế nào, học hành tấn tới đến đâu chỉ vì mày đã làm tổn thương mẹ mày lúc nhỏ bằng những câu nói, những hành động vô tâm của một đứa trẻ 7 tuổi, mày đã sai, nhưng mày sửa lỗi và biết quay đầu cũng không có ích gì nữa”. Motip này cứ phải như vậy cơ, vả mặt tra nam thì được rồi nhưng một đứa trẻ khác lại bị kéo vào, bị trả thù hả hê đáng đời dù nó cũng là nạn nhân: một lần là nạn nhân của sự tiêm nhiễm độc hại từ bà nội hoặc bố, một lần là nạn nhân của sự vứt bỏ dù đã cố gắng rất nhiều để sửa sai trong khả năng một đứa bé như nó có thể làm được.
Trong quá trình trưởng thành đa số chúng ta cũng không ít lần so bì bố mẹ mình với bố mẹ người khác, rồi cãi nhau, vùng vằng đôi khi còn làm đủ trò báo trời báo đất và có lẽ không ít lần nói lời làm tổn thương bố mẹ. May sao bố mẹ chúng ta vẫn chưa có được sự “dứt khoát” đáng ngưỡng mộ của nữ chính, để chúng ta là những đứa trẻ chưa bao giờ bị gia đình từ bỏ, vẫn có cơ hội lớn lên trong yêu thương, được chỉ cho cái gì là đúng cái gì là sai, không mang theo những ám ảnh suốt đời vì bị chính người mình yêu thương quay lưng.
Sợ nhất là truyện tam quan có vấn đề, ẩn mình dưới mác “nữ chính dứt khoát, không yếu lòng, cầm được buông được”, viết tốt và hợp lý, nên cái sai của nó bị xóa nhòa đi và dần được tung hô. Đọc truyện zhihu phải cất não đi thật, nhưng đọc đến chục bộ motip thế này thì xin phép lên tiếng: nữ chính cứ việc dứt khoát nhưng xin hãy đừng lấy việc nhẫn tâm với đứa con để tôn lên sự dứt khoát của mình. Và (một lần nữa) xin đừng khen ngợi, cổ xúy những điều như vậy.
Hóng thêm phiên ngoại của Ngọc Trà Trà nữa xem có bị vả mặt không. Còn ông chồng thì thôi, có ko giữ mất bày đặt thâm tình.
Thích cách tác giả cho thêm A Hổ vào, nữ chính không cô đơn nhưng cũng không cần tìm một bến đỗ nào khác mà cả hai người – nữ chính và A Hổ sống dựa dẫm vào nhau